Cuối năm 2024 - đầu năm 2025 được là giai đoạn cuối của quá trình bổ sung, chuyển đổi hệ thống sách giáo khoa theo quy định từ Bộ GD-ĐT. Vì thế ở thời điểm hiện tại, các trường học, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng liên tục có nhiều buổi hội họp nhằm đưa ra quyết định trong việc lựa chọn sách giáo khoa cho các cấp lớp. Theo đó, sự thay đổi trong năm nay cũng khá mới đó là việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ được trao quyền lại cho các giáo viên.

Hai tiêu chí cơ bản để lựa chọn sách giáo khoa

Phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội mỗi địa phương

Năm nay, theo chỉ thị của Bộ GD-ĐT, nội dung của sách sẽ đảm bảo tính kế thừa nội dung giáo án của sách cũ tạo sự quen thuộc không bị ngắt quãng khi chuyển giao sang sách mới. Đây được cho là điểm nổi bật của chương trình sách giáo khoa cũ nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp lý của chương trình giáo dục năm 2018. 

Theo đó, ở mỗi địa phương, thu gọn hơn là ở mỗi trường của mỗi địa phương sẽ có sự lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với di sản thực tiễn, cụ thể là các bộ môn như lịch sử, địa lý địa phương. Chính sách này cũng có thể điều chỉnh nhằm phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh. 

Những nguồn tài liệu cũng sẽ được linh hoạt hoá nhằm đáp ứng được nhu cầu giảng dạy cũng như học tập tại địa phương. 
 
Việc đề cao tính kế thừa của sách giáo khoa tạo ra sự hứng thú cho người dạy lẫn người học tập nhờ ngữ liệu mới và văn phong quen thuộc có tính giáo dục cao, linh hoạt theo lứa tuổi 

Phù hợp điều kiện tổ chức việc học và dạy 

Tuỳ theo mô hình tổ chức giảng dạy của trường mà các giáo án của giáo viên được biên soạn logic, hợp lý, mục tiêu vẫn là đề cao tính rõ ràng, tạo sự hấp dẫn khi truyền tải bài học đến học sinh. 

Nội dung của sách giáo khoa cũng cần phải thể hiện được tính khoa học, đi kịp thời đại, thể hiện sự sinh động đặc sắc. Điều này nhằm đưa tư duy học sinh phát triển theo chiều hướng có kết quả lý tưởng nhất có thể. 

Cách sắp xếp bài học và chủ đề trong sách giáo khoa hỗ trợ giáo viên dễ dàng lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy tích cực. Các tài liệu tham khảo đi kèm giúp giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giảng dạy hiệu quả.

Nội dung sách giáo khoa đa dạng và phong phú, cho phép giáo viên tích hợp kiến thức với thực tiễn đời sống, giúp bài học trở nên gắn kết hơn với thực tế. Đồng thời, hình thức và phương pháp đánh giá trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp với yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh, cũng như đánh giá tổng quát hiệu quả giáo dục.

Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế phù hợp cho các tổ, nhóm chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh, đồng thời tương thích với kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Sách giáo khoa có tính mở, nội dung phù hợp với điều kiện triển khai giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có.

Tạm kết 

Chính sách mới về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cuối năm 2024 đầu năm 2025 tạo tiền đề cho sự cải cách nền giáo dục. Việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của các em học sinh cũng đi theo hướng chủ nhằm nâng cao tư duy sáng tạo, phát triển hơn nữa những quy củ đóng khung.  

Điểm Đặc Sắc Của Tiến Trình Thay Đổi Sách Giáo Khoa 2024-2025 https://sachgiaokhoavn.com/ Thủy
Tin Tức Liên Quan